Thay răng sữa được xem là cột mốc quan trọng của trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và vẻ đẹp của hàm răng vĩnh viễn. Thế nhưng, liệu bạn đã biết rõ về độ tuổi thay răng ở trẻ em? Có nên tự ý nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ và một vài mẹo chăm sóc trẻ trong độ tuổi thay răng. Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Lovely để được giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề thay răng sữa ở trẻ nhé!
>>> Răng trẻ mọc lộn xộn do đâu?
Độ tuổi thay răng của trẻ
Nếu bạn đang băn khoăn không biết bé mấy tuổi thay răng sữa, thì câu trả lời là độ tuổi thay răng sữa ở trẻ em sẽ bắt đầu vào khoảng 5 hoặc 6 tuổi. Lúc này, những chiếc răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu lung lay và rụng dần để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Quá trình này cũng có thể diễn ra sớm hơn – khi trẻ khoảng 4 tuổi hoặc trễ hơn – khi trẻ khoảng 7, 8 tuổi. Đa phần, các bé gái sẽ thay răng sớm hơn các bé trai và chiếc răng đầu tiên được thay thường là răng cửa hàm dưới.
Có nên tự nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ?
Thông thường, các răng sữa sẽ tự rụng và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, có không ít các trường hợp, răng sữa khi đã đến tuổi thay mà vẫn không tự lung lay và tự rụng đi được trong khi răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện thì đòi hỏi cần có sự trợ giúp từ bên ngoài. Nếu không sớm can thiệp, sự hiện diện kéo dài của răng sữa sẽ khiến cho răng vĩnh viễn mọc sai lệch, hàm răng của bé sau này khó có thể đều và đẹp được.
Sự tác động từ bên ngoài đôi khi cũng rất đơn giản, cha mẹ có thể tự thực hiện cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách hay thao tác không trọn vẹn, người lớn vô tình lại gây tổn thương cho con trẻ. Các biến chứng thường gặp ở những trẻ “được” nhổ răng tại nhà là viêm nha chu do không đảm bảo vệ sinh, do chân răng không được lấy ra trọn vẹn, gây nhiễm trùng hay thậm chí là áp xe lan rộng một vùng hàm mặt; động tác thô bạo đôi khi khiến trẻ quấy khóc, vô tình nuốt phải răng nhổ ra hay khiến cho chảy máu nhiều, chảy máu khó cầm, gây ra tâm lý hoảng sợ cho các lần thay răng tiếp theo,… Ngoài ra, ở một số trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim bẩm sinh, đái tháo đường type 1,… việc tự ý nhổ răng tại nhà là tuyệt đối không được làm. Bởi nhiễm trùng nếu có xảy ra trên nhóm đối tượng này sẽ có mức độ vô cùng nặng nề hay thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, nếu cha mẹ có con đã được chẩn đoán các bệnh lý nêu trên thì khi thay răng nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định kháng sinh dự phòng và lập kế hoạch thời điểm can thiệp thích hơn.
Tuy nhiên, nhìn chung cho đa số các trường hợp, nếu răng sữa không tự rụng thì cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa và xem xét phương pháp can thiệp phù hợp cho từng trẻ, từng vị trí răng. Đồng thời, bác sĩ sẽ có sẵn các thuốc hỗ trợ giảm đau và cầm máu cấp thời cho trẻ. Hơn thế nữa, việc đến bác sĩ nha khoa thường xuyên sẽ luyện tập cho trẻ có thói quen răng miệng lành mạnh sau này, bác sĩ có cơ hội thăm khám toàn diện, chuẩn bị cho trẻ một hàm răng khỏe mạnh về sau.
Một số mẹo chăm sóc trẻ đang trong thời kỳ thay răng
Sau khi biết được răng sữa thay bao nhiêu cái, phụ huynh cần lưu ý vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ. Để có hàm răng trắng sáng, đều và đẹp ở tuổi trưởng thành, việc chăm sóc răng ở giai đoạn thay răng sữa là cực kỳ quan trọng. Ngoài việc chú ý theo dõi tình trạng thay răng ở trẻ để nhổ đúng thời điểm thì mẹ cần lưu ý:
- Hướng dẫn, nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng cẩn thận 2 lần mỗi ngày. Hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa dính vào kẽ răng, ngăn ngừa các bệnh về nướu.
- Cho trẻ đi khám răng định kỳ theo lịch hẹn của nha sĩ. Khi có răng lung lay thì cần đưa trẻ đi khám ngay.
- Chườm lạnh hoặc dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau cho bé khi răng lung lay gây đau.
- Tránh cho trẻ ăn những món không tốt cho răng như thức ăn có kết cấu cứng, lạnh, nóng… những món có nhiều đường, nước ngọt có ga…
- Quan sát và loại bỏ một số thói quen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng như mút tay, nghiến răng, lấy lưỡi đẩy vào răng, chống cằm… Những thói quen này có thể khiến răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, răng hàm trên không khớp với hàm dưới.
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề răng của trẻ. Nếu cần thêm thông tin về sức khỏe răng miệng, vui lòng truy cập website nhakhoalovely.com hoặc gọi đến số hotline 0901.414.559 để được hỗ trợ nhé!