Nha chu là tình trạng bệnh xảy ra do vùng nướu bị viêm. Vậy nên mọi người nên vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để cải thiện vùng nướu bị viêm dẫn đến nha chu. Hãy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu cách làm sạch đúng – say bye nha chu nhé!
Tại sao lại mắc bệnh viêm nướu?
Viêm nướu xảy ra là do tác hại của cao răng (vôi răng), trong quá trình ăn uống các mảng bám không thể làm sạch, hoặc các khoáng có trong nước bọt, bắt đầu tích tụ trên viền nướu.
Cao răng thông thường sẽ có màu vàng nhạt và rất cứng, tuy nhiên nếu để lâu thì sẽ chuyển màu, màu cao răng càng sậm thì chứng tỏ vùng nướu ngày càng bị tổn thương nặng nề. Vậy nên mọi người nhớ lấy cao răng theo định kỳ 6 tháng một lần để bảo vệ vùng nướu nhạy cảm của mình nhé.
Viêm nướu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nha chu, thậm chí gây lung lay và mất răng vĩnh viễn. Viêm nha chu sẽ xảy ra ở tất cả mọi người, đặc biệt là người đang ở độ tuổi trung niên, tuy nhiên trẻ em vẫn bị viêm nha chu. Nhưng mọi người đừng quá lo lắng, bởi vì viêm nha chu có thể điều trị được, nhưng tùy cấp độ. Điều bạn cần làm là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vậy nên bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cần thiết nhé!
Phòng ngừa bệnh viêm nha chu do viêm nướu răng gây ra
Cách ngăn ngừa bệnh nướu răng tốt nhất đó chính là vệ sinh răng miệng đúng cách
- Tần suất đánh răng phù hợp: 2 lần/ ngày
- sử dụng các loại bàn chải có lông mềm, linh hoạt để dễ dàng len lỏi vào các góc khuất
- Làm sạch các vùng kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ
- Sử dụng các loại nước súc miệng kháng khuẩn
- Làm sạch vùng lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.
Việc tìm hiểu được nguyên nhân của viêm nha chu sẽ giúp bạn cải thiện được vấn đề dễ dàng và nhanh hơn. Bên cạnh đó, cũng không thể quên phải chăm sóc răng miệng định kỳ 6 tháng/lần nhé, nhất là các bé cũng cũng cần thiết cạo vôi răng cho bé.
Cách bác sĩ làm sạch vùng nướu răng
Việc làm sạch nướu răng sẽ khá đơn giả đối với những bác sĩ lành nghề. Và đây cũng là một trong những vấn đề khá đơn giản để giải quyết, nhưng cần sự hợp tác của mọi người để có thể làm sạch vùng nướu răng, thoát khỏi viêm nha chu.
Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để có thể phá vỡ các lớp vôi đông cứng, làm láng bề mặt răng. Sau đó sẽ tiến hành làm sạch răng một lần nữa và đánh bóng chúng. Nếu như tình trạng của bạn đang rất nặng dẫn đến đau nhức, khiến các nha sĩ không thể điều trị được. Thì lúc này, sẽ sử dụng phương pháp gây tê cục bộ và thực hiện các thao tác chuyên môn. Sau khi thực hiện xong các quá trình, các bác sĩ sẽ dặn dò các bạn một số vấn đề nên và không nên thực hiện sau khi làm sạch vùng nướu răng.
Răng có bị rụng sau khi cạo vôi răng hay không?
Bạn có bao giờ cảm thấy răng mình chắc hơn bình thường không? Đó có thể là do mảng bám và cao răng đã tích tụ và lấp đầy những khoảng trống nhỏ giữa răng và nướu. Tuy nhiên, sau khi nha sĩ loại bỏ lớp cặn bẩn này, bạn sẽ cảm thấy hơi trống và lung lay ở chân răng. Đừng quá lo lắng, đây là một phản ứng hoàn toàn bình thường. Vì đã quen với cảm giác răng bị “bọc” bởi mảng bám, nên khi lớp này được làm sạch, bạn sẽ có cảm giác hơi lạ lẫm. Nhưng đừng quá lo lắng, chỉ sau khoảng 1-2 tuần, nướu sẽ dần ổn định và bạn sẽ lại cảm thấy răng mình chắc chắn như trước. Thực tế, việc loại bỏ mảng bám giúp nướu ôm sát chân răng chặt chẽ hơn, từ đó bảo vệ răng khỏi các bệnh lý về nướu và giúp bạn luôn tự tin với nụ cười rạng rỡ.
Bị nha chu có cần phải phẫu thuật hay không?
Viêm nha chu nặng là một vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe răng miệng của bạn. Khi tình trạng viêm nhiễm đã vượt quá khả năng điều trị bằng cách làm sạch sâu thông thường, các phương pháp phẫu thuật sẽ là giải pháp cần thiết.
- Thu nhỏ túi nha chu: Hình dung như việc làm sạch một vết thương hở, nha sĩ sẽ rạch nhẹ nướu để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cao răng tích tụ sâu bên trong.
Ghép mô mềm: Để lấp đầy những khoảng trống do nướu bị tụt, nha sĩ sẽ sử dụng mô nướu từ những vùng khác trong miệng hoặc thậm chí là từ nguồn hiến tặng để tạo một lớp bảo vệ mới cho chân răng.
- Ghép xương: Giống như xây dựng lại một ngôi nhà, nha sĩ sẽ bổ sung xương vào những vùng bị mất để tạo một nền tảng vững chắc cho răng.
- Tái tạo mô: Với sự trợ giúp của các vật liệu sinh học đặc biệt, nha sĩ sẽ kích thích quá trình tái tạo mô tự nhiên, giúp xương và nướu phục hồi nhanh chóng.
- Sử dụng protein kích thích mô: Đây như một loại “phân bón” cho răng, giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và mô khỏe mạnh xung quanh chân răng.
Tuy nhiên, phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn chữa bệnh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm nha chu là chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà. Nếu bạn đã gặp phải các dấu hiệu của bệnh nướu, hãy đến nha sĩ để được khám và tư vấn kịp thời.