Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 đến 25. Dù là phần tự nhiên của bộ răng, nhưng răng khôn thường gây ra nhiều vấn đề hơn là công dụng. Hãy cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu về những tác hại của răng khôn để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
Răng Khôn Đặc Biệt Như Thế Nào?
Răng khôn khác biệt so với các răng khác ở nhiều khía cạnh:
- Thời điểm mọc: Khác với các răng khác mọc từ khi chúng ta còn nhỏ, răng khôn xuất hiện muộn hơn, thường trong độ tuổi 17-25.
- Vị trí: Chúng là nhóm răng cuối cùng trong hàm, đôi khi không có đủ chỗ để mọc ra một cách đúng vị trí.
- Hình dạng và chức năng: Chức năng của răng khôn trong việc nhai và nghiền thức ăn thường không đáng kể, nhưng chúng lại gây nhiều khó khăn khi bị mọc lệch hoặc ngầm.
Tác Hại Của Răng Khôn
Những Tác Hại Phổ Biến Của Răng Khôn
Gây Đau Nhức Kéo Dài
Răng khôn mọc lệch hoặc bị mọc kẹt thường gây đau nhức, đặc biệt khi chúng không đủ chỗ mọc và tìm cách xuyên qua nướu hoặc tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Từ đó vấn đề viêm lợi trùm dễ dàng xuất hiện hơn.
Làm hỏng răng lân cận và ảnh hưởng đến cấu trúc răng
Răng khôn mọc lệch có thể đè lên răng số 7, Trong quá trình ăn uống, thức ăn mắc kẹt dẫn đến tình trạng mòn men răng, sâu răng hoặc nặng hơn là nhiễm trùng. Trong nhiều trường hợp, răng số 7 có thể bị hỏng nghiêm trọng và cần nhổ bỏ. Từ đó làm cho chúng ta bị thiếu răng ảnh hưởng đến tổng thể cả hàm, làm sai lệch khớp cắn và thậm chí ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt.
Tác hại của răng khôn – Nguy cơ nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng đối với răng khôn thường xảy ra do thức ăn và vi khuẩn mắc kẹt trong kẽ răng. Triệu chứng bao gồm cảm giác đau, sốt và hơi thở khó chịu.
Răng khôn gây ra nhiều rắc rối khi không mọc đúng cách. Phần lợi trùm lên răng tạo thành một “ổ” chứa đầy vi khuẩn, gây viêm nhiễm, sưng đau và thậm chí áp xe. Vi khuẩn có thể lan rộng, gây sâu răng, viêm mô tế bào và các biến chứng nguy hiểm hơn. Để tránh những vấn đề này, bạn nên đến nha sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Trong những trường hợp hiếm gặp, răng khôn mọc kết hợp có thể gây ra u nang xung quanh vùng chân răng, dẫn đến tình trạng phá hủy xương và mô xung quanh.
Khó Khăn Trong Việc Vệ Sinh Răng Miệng
Vị trí sâu trong cùng của hàm khiến răng khôn trở thành “điểm mù” trong việc vệ sinh răng miệng. Đấy là nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề răng miệng hiện nay. Viêm lợi trùm, sâu răng, áp xe là những biến chứng thường gặp. Nếu không được điều trị kịp thời, các vấn đề này có thể lan rộng, ảnh hưởng đến các răng xung quanh và gây đau nhức, thậm chí là mất răng. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, việc chăm sóc răng khôn cần được thực hiện một cách cẩn thận và đều đặn.
Những Tác Hại Phổ Biến Của Răng Khôn
Khi Nào Nên Nhổ Bỏ Răng Khôn?
Những tình trạng sau đây là dấu hiệu bạn cần tìm đến nha sĩ để nhổ bỏ răng khôn:
- Răng khôn gây đau nhức liên tục.
- Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng hoặc sưng tấy quanh răng.
- Răng mọc lệch đè lên răng khác.
- Xuất hiện u nang xung quanh răng khôn.
- Được sự chỉ định của bác sĩ.
Cách Phòng Ngừa Tác Hại Của Răng Khôn
Vệ sinh răng miệng hàng ngày là cách hiệu quả để ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến răng khôn. Hãy chăm chỉ đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa, bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, đặc biệt là vùng răng khôn, việc khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra lời khuyên phù hợp, giúp bạn tránh được những biến chứng không mong muốn.
Răng khôn tuy là một phần tự nhiên của hàm răng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Việc hiểu rõ tác hại của răng khôn và thường xuyên kiểm tra răng miệng sẽ giúp bạn duy trì một hàm răng khỏe mạnh và đẹp lâu dài. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cứ liên hệ ngay Nha khoa Lovely thông qua số hotline 0901414559 nhé!