Trẻ sún răng không nên xem nhẹ vì chúng sẽ đem lại nhiều hệ lụy như răng bị mòn, mất thẩm mỹ, khiến bé nói ngọng, khó ăn nhai… Vì vậy, cha mẹ cần nắm được cách phòng ngừa, tập trung điều trị cho trẻ khi bé bị sún răng. Vậy sún răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị sún răng như thế nào cho hiệu quả? Cùng Nha Khoa Lovely tìm hiểu nhé!
Sún răng là gì?
Cấu tạo của răng gồm lớp vỏ cứng bên ngoài, sau đó đến men răng và ngà răng. Tuy nhiên, lớp men răng và ngà răng của trẻ em tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp và nhạy cảm nên rất dễ bị sâu, tổn thương. Khi men răng bị tổn thương, răng của trẻ sẽ dần bị mủn và tiêu đi, làm giảm thể tích thân răng. Tình trạng này được gọi là sún răng.
Trong thời gian đầu, phần đốm đen ở kẽ răng sẽ dần lan rộng sang các răng bên cạnh làm men răng yếu dần và chuyển sang màu đen sẫm. Sún răng ở trẻ em không gây đau đớn nhưng có thể khiến răng bị ăn mòn và vỡ vụn, lâu dần dẫn tới tụt lợi. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mất răng.
Trẻ bị sún răng
Nguyên nhân và cách điều trị
1. Nguyên nhân
- Do thói quen ăn uống: Sún răng thường gặp khi trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt vào ban ngày và cả buổi tối trước khi đi ngủ. Chính lượng đường có trong nó là nguyên nhân gây ra sún răng ở trẻ em. Khi chất đường bám dính lâu trên bề mặt của răng khiến lên men sinh ra axit bào mòn men răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công men răng. Từ đó làm hỏng lớp vỏ bên ngoài, rồi dần phá hỏng cấu trúc bên trong tới ngà răng và tủy răng.
- Do chế độ chăm sóc răng miệng ở trẻ: Việc vệ sinh răng miệng đều đặn cho trẻ là rất cần thiết nếu không muốn trẻ bị sún răng từ sớm. Sau khi ăn, các mảng bám thức ăn đọng lại trên bề mặt răng và không được làm sạch sẽ dẫn đến hiện tượng sún răng ở trẻ em.
- Do bản chất răng của trẻ: Nếu ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã phải hấp thụ các loại thuốc kháng sinh sẽ khiến hệ răng của trẻ bị yếu hơn bình thường. Hoặc khi còn nhỏ, trẻ bị đau ốm phải uống nhiều thuốc kháng sinh thì độ chắc khỏe của răng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
2. Điều trị
- Trường hợp bị sún răng nhẹ: thì thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.
- Trường hợp bị sún răng nặng: khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của bé, thậm chí có thể gây mòn gần hết răng của bé thì tùy thuộc vào độ tuổi thay răng của trẻ mà bác sĩ có quyết định nên giữ lại hay nhổ bỏ đi chiếc răng bị sún nặng này.
Đưa trẻ đi điều trị răng khi bị sún răng
Việc bảo tồn hay nhổ răng sữa bị sún là rất quan trọng vì nếu nhổ răng sữa quá sớm trước 6 tuổi sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc. Nếu nhổ răng sữa quá sớm thì răng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là răng hàm vĩnh viễn số 6, nếu răng hàm sữa bị nhổ sớm, răng số 6 sẽ mọc về phía trước chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.
Cách phòng ngừa sún răng ở trẻ
Ông bà ta thường nói, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc phòng ngừa các bệnh răng miệng cho trẻ là rất cần thiết cho sự phát triển răng sau này của trẻ. Phụ huynh có thể phòng ngừa sún răng ở trẻ bằng những cách sau:
- Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng ở trẻ: Phương pháp phòng ngừa sún răng hiệu quả là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ. Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ngọt thường xuyên, nhất là vào buổi tối. Các bữa ăn của trẻ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi để răng chắc khỏe hơn.
- Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách: Việc vệ sinh răng miệng cần được thực hiện ngay từ khi trẻ chưa mọc răng sữa, khi đó bố mẹ nên sử dụng gạc mềm để làm sạch nướu cho trẻ. Sau khi bé mọc răng, hãy tạo thói quen đánh răng cho trẻ bằng cách chải răng giúp bé trong một vài lần đầu, sau đó hướng dẫn bé tự đánh răng.
- Hạn chế cho trẻ uống thuốc kháng sinh: Để hạn chế tình trạng sún răng ở trẻ và các hiện tượng vàng răng, xỉn màu thì tốt nhất là bố mẹ nên tránh cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình điều trị sún răng bởi nếu sử dụng thuốc kháng sinh thì răng sẽ bị yếu khiến các phương pháp điều trị sún răng sẽ không hiệu quả.
- Khám răng định kỳ cho bé: Để phòng ngừa cũng như điều trị tình trạng sún răng, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám định kỳ tại nha khoa. Các nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng cho trẻ để phát hiện sún răng sớm ngay cả khi mới chớm bị. Điều này sẽ giúp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của các răng trưởng thành.Vấn đề sún răng sớm của trẻ hoàn toàn có thể được phòng ngừa kiểm soát nếu phụ huynh chú ý tới việc vệ sinh răng miệng, duy trì thói quen sống khoa học và cho bé khám răng định kỳ.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó cần bổ sung các khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, tránh được sự tác động của những vi khuẩn gây bệnh vặt ở trẻ.Để nhận được nhiều kiến thức bổ ích và thú vị về chăm sóc sức khỏe răng miệng cho gia đình bằng cách thường xuyên truy cập WEBSITE www.nhakhoalovely.vn.
Nếu bạn muốn được hỗ trợ vui lòng liên hệ đến HOTLINE 0901.414.559 hoặc FANPAGE Nha Khoa Lovely để các chuyên viên có thể giải đáp và hỗ trợ sớm nhất nhé!