Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ em.VA là tổ chức lympho (bạch huyết) ở nóc vòm. Khi sinh ra đã có VA, kích thước nhỏ (khoảng từ 4 – 5mm), rất mỏng. Từ 6 tháng tuổi – 3 tuổi, VA phát triển mạnh chức năng miễn dịch nhằm tạo kháng thể ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật; đến 6 – 7 tuổi thì teo dần do chức năng giảm, chỉ để lại vết ở tuổi dậy thì. Viêm VA thường có 2 loại: viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính.
Viêm VA cấp tính
Thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi cho đến từ 4 – 7 tuổi (đôi khi gặp ở trẻ lớn hơn).
- Triệu chứng: có thể sốt cao trên 380C, kèm chảy nước mũi trong, lỏng, sau đó dặc dần và có mủ; nghẹt mũi, nhất là lúc ngủ hoặc khi bú mẹ (không bú liên tục, thỉnh thoảng phải ngưng để thở và khóc); ho nhiều, ho kéo dài…
- Biến chứng: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa…
Viêm VA mạn tính
nghẹt mũi cả ngày lẫn đêm, trẻ thường thở bằng miệng kèm theo ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngừng thở rất nguy hiểm.Thở miệng sẽ làm cho răng bị vẩu, mọc lệch, môi trên bị kéo xệch lên, môi dưới thỏng xuống, hàm trên phát triển kém, răng hàm trên mọc lệch, lệch khớp cắn, cằm của trẻ bị nhô ra và to hơn…
- Điều trị viêm VA: chủ yếu điều trị nội khoa, dùng thuốc uống giảm sốt, long đờm, kháng sinh khi có nhiễm trùng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý nhiều lần (trước bú, trước ăn) để làm lỏng dịch nhày mũi, hút dịch nhày mũi….
- Điều trị ngoại khoa (nạo VA) khi có biến chứng hay di chứng nêu trên.
- Phòng bệnh: giữ ấm vùng mũi họng, tránh khói bụi, tránh nơi đông người, dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh mũi hàng ngày (nhỏ nước muối sinh lý), điều trị tích cực bệnh Viêm VA cấp. Tiêm ngừa đầy đủ đúng lịch…
Viêm Amydan họng (Amydan khẩu cái).
Amidan khẩu cái là một phần có kích thước lớn nhất của tổ chức bạch huyết ở vùng mũi họng, hình oval nằm 2 bên họng, dễ nhìn thấy khi há miệng.
- Chức năng: nhận diện các mầm bệnh (dị nguyên) để cơ thể tạo miễn dịch (kháng thể) chống lại mầm bệnh xâm nhập cơ thể. Từ 2 – 8 tuổi, trẻ hay bị ốm vặt do viêm vùng mũi họng, vì cơ thể chưa đủ kháng thể, nên các mầm bênh xâm nhập gây viêm. Bởi vậy, amidan phải hoạt động mạnh. Khi hệ miễn dịch có lượng kháng thể tương đối đầy đủ, chức năng và kích thước của Amidan giảm dần, teo nhỏ khi đến tuổi dây thì.
- Triệu chứng viêm: Sốt cao: 39 – 40 độ C. Cảm giác khô họng, đau họng, khó nuốt. Khám thấy Amidan sưng đỏ, đôi khi có giả mạc trắng bám vào.
Biến chứng: áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan, ….Viêm mũi xoang, viêm tai… viêm thanh, khí phế quản, viêm phổi,… viêm tim, viêm cầu thận, viêm khớp…
Điều trị nội khoa: Hạ sốt, giảm đau khi sốt cao, đau họng. Thuốc Kháng sinh khi có nhiễm trùng. Dinh dưỡng đầy đủ….
Điều trị ngoại: Phẫu thuât khi có chỉ định của bác sĩ .
Chỉ định cắt amidan.
- ViêmAmidantừ 4-5 lần/năm.
- Áp xe quanh Amidan hay áp xe Amidan..
- Amidan gây biến chứng: viêm khớp, viêm tim, viêm thận. ..
- Amidan quá phát gây: ngưng thở khi ngủ.
- Viêm Amydan gây hôi miêng.
- Amydan bị ung thư.
Chỉ định nạo VA.
1/ Viêm VA lớn gây cản trở việc thở của trẻ, khiến phải thở miệng, ngủ ngáy và có thể ngừng thở khi ngủ, gây thiếu oxy não thường xuyên ,sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển thể chất và trí tuệ, khả năng học tập và hành vi của trẻ.
2/ VA quá lớn ảnh hưởng tới khứu giác và vị giác.
3/ VA phì đại có thể gây bít tắc vòi tai, dẫn tới nhiễm trùng tai giũa, giảm thính lực và ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ.
4/ VA phì đại có thể khiến dịch nhầy tích tụ trong các xoang hoặc gây viêm xoang tái phát.
VA quá phát gây ảnh hưởng hô hấp, và phát triển khuôn mặt, răng, hàm.