Viêm xoang là nỗi ám ảnh với bao bệnh nhân, bệnh tái đi, tái lại, mặc dù đã uống nhiều loại thuốc, nhiều kháng sinh. Sau đây Bs Nguyễn Hồng Dũng giới thiệu, hướng dẫn cách giải quyết bài toán nan giải ấy.
1/Cấu trúc xoang:
Xoang là các hốc rỗng trong các xương vùng mặt (xương hàm, xương sàng, xương trán, xương bướm, nên xoang có tên tương ứng). Niêm mạc xoang rất đặc biệt, lót bởi tế bào có lông chuyển nhu động như làn sóng, theo chiều nhất định, đẩy dịch tiết của xoang về phía lỗ thông vào hốc mũi
2/ Đặc điểm bệnh lý:
Khi niêm mạc xoang bị viêm, sự sung huyết, phù nề, làm cho tế bào lông chuyển bị tổn hại nhu động kém, lỗ thông với mũi hẹp, tắc dịch nhày ứ trệ trong xoang, mầm bệnh (vius, vi khuẩn, vi nấm…) tồn lưu, phát triển trong xoang gây bệnh kéo dài (lai rai như tai mũi họng).
3/ Triệu chứng:
Nghẹt, sổ mũi, dịch nhày quánh dai, đục, đặc, màu vàng, xanh, đôi khi lợn cợn máu; vướng hay đau rát họng; khạc đờm; ho ít hoặc nhiều; nhức hay nặng đầu, ê ẩm vùng mặt, có thể giảm hay mất mùi.
Viêm cấp có thể có sốt từ nhẹ đến sốt cao.
Viêm xoang cấp và bán cấp khi bệnh kéo dài dưới 12 tuần; nếu tái đi tái lại kéo dài trên 12 tuần, gọi là viêm xoang mạn tính.
4/ Nguyên nhân:
Do vi rus, vi trùng, do vi nấm, do dị ứng, do viêm chân răng , do viêm xoang cấp không điều trị, hay trị không khỏi hẳn .
5/Chẩn đoán:
– Nội soi mũi xoang: niêm mạc mũi phù nề sung huyết (nếu viêm dị ứng niêm mạc mũi thoái hóa trắng bệch), dich nhày đăc, đục, vàng, đọng ở sàn mũi, khe mũi, vòm họng. Niêm mạc mũi xoang thoái hóa có thể tạo thành các polype.
– Chup CT-scan: hình ảnh phù nề ứ đọng dich, hay nấm trong xoang.
6/ Biến chứng : Viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm khí phế quản; viêm ổ mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, thị lực giảm, có thể gây mù lòa. Viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang; áp xe ngoài màng cứng, áp xe não rất nguy hiểm có thể tử vong do vậy cần điều trị tích cực viêm xoang.
TÌM HIỂU VỀ ĐỜM MŨI XOANG (Mucus)
1/ Cơ thể không bệnh lý, niêm dich (Mucus) mũi xoang có hai lớp chính:
– Lớp nhầy (Mucus Layer) ở trên cùng, phủ bề mặt niêm mạc mũi xoang, chức năng: bắt giữ và loại bỏ các hạt bụi, vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại từ không khí trước khi vào phế quản, phổi, giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc và tạo hàng rào bảo vệ chống sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
– Lớp chất nhầy lót (Periciliary Layer hoặc Sol Layer) bên dưới tiếp xúc trực tiếp lông chuyển (cilia), có độ nhớt thấp hơn, tạo môi trường lý tưởng cho lông chuyển rung động, quét lớp chất nhầy phía trên có các yếu tố gây hại bị bắt giữ ra khỏi mũi xoang, là cơ chế quan trọng giúp duy trì sự sạch sẽ và bảo vệ các niêm mạc mũi xoang.
Các thành phần của niêm dịch mũi xoang:
Nước: chiếm khoảng 95 – 96%; Glycoprotein (mucin): tạo độ nhớt và tính đàn hồi cho niêm dịch; Lipids, Enzyme và kháng thể (lysozyme và IgA, vai trò diệt khuẩn, chống nhiễm trùng)…
Niêm dịch bảo vệ niêm mạc mũi xoang khỏi các tác nhân gây bệnh và điều hòa nhiệt độ, độ ẩm của không khí trước khi vào phổi.
2/ Khi viêm (dị ứng, nhiễm trùng…), lượng niêm dịch tăng rất nhiều, do tác động của các yếu tố gây bệnh, mạch máu cương nề gia tăng tiết dịch vào hốc mũi xoang; tế bào tiết nhày tiết nhiều mucine hơn, làm cho đờm nhiều và đặc hơn. Với nhiệt độ cơ thể 37 độ C (cao hơn khi sốt) và luồng khí hít vào, thở ra #40 lần mỗi phút, đờm như bị sấy trong nhiệt, hong trong gió, nên nước bốc hơi nhanh, đờm ngày càng đặc, quánh, dính, lông chuyển rất khó nhu động.
Với tình trạng niêm mạc phù nề, lỗ thông xoang bị hẹp, đờm nhiều lại đặc, dính, lông chuyển bị tổn thương, giảm khả năng hoạt động, nên đờm bị ứ tắc trong hốc mũi xoang … Hàng loạt rối loạn xảy ra, bệnh viêm mũi xoang kéo dài và hay tái là vì vậy.
Do đó, dẫn lưu niêm dịch viêm là phép toán quan trọng nhất trong bài toán điều trị và dự phòng viêm mũi xoang
ĐIỀU TRỊ
1/ Nguyên tắc:
– Dẫn lưu tích cực, chủ động dịch xoang là chìa khóa giải quyết tình trạng bệnh lý, cũng như phòng bệnh. Mục đích, loại bỏ đờm chứa mầm bệnh gây tắc nghẽn niêm mạc mũi xoang, hỗ trợ lông chuyển hoạt động tốt.
– Chỉ định thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn: đúng chỉ định, đúng loại thuốc, đúng cách dùng, đủ liều lượng, phối hợp với các thuốc khác phù hợp thể trạng bênh nhân.
– Điêu trị sớm, dứt điểm viêm mũi xoang, họng cấp.
– Xác định nguyên nhân gây bệnh loại trừ các yếu tố bất lợi cho sức khỏe người bệnh.
2/ Cụ thể:
– Dẫn lưu niêm dịch mũi xoang là ” Chìa khóa điều trị” Tại cơ sở khám, chữa bênh: Khi dịch mũi xoang ứ đọng nhiều, bác sĩ chỉ định dẫn lưu bằng một trong các kỹ thuât như:
Dùng ống hút nhỏ đầu tù để hút dịch mũi
bác sĩ đưa ống hút vào các khe mũi: dưới, gữa, trên, nhẹ nhàng hút đờm bám dính gây khó chịu (nếu qua nội soi, dich mũi sẽ được lấy rất sạch và triệt để hơn), sau hút, mũi thoáng, sạch, cải thiện ngay tình trạng nghẹt mũi, dễ thở, nhẹ đầu ngay; khắc phục nhược điểm làm ” proetz”, hay kê mũi
Làm proetz (kê mũi)
Bệnh nhân nằm ngửa, đầu ngước ra sau, tư thế này các xoang thấp hơn cửa mũi; nhân viên y tế dùng máy hút, tạo áp âm khoang mũi xoang, hút được một phần chất nhày mũi xoang ra ngoài. Nhươc điểm: do áp lực âm và khoang mũi xoang ở vị trí thấp, nên một phần dịch nhày chứa mầm bệnh bị hút ngược vào các xoang (kể cả xoang chưa bị nhiễm khuẩn); Hậu quả, đôi khi gây viêm nặng hơn, đồng thời, áp lực âm có thể gây phù nề hơn niêm mạc mũi xoang.
Chọc xoang
( dịch ứ nhiều trong xoang, trên phim XQ có hình ảnh mức nước – mức hơi) : dùng kim đâm qua vách mũi xoang để bơm nước muối sinh lý và bơm thuốc vào xoang hàm (kỹ thuật nay ít áp dùng vì gây đau, chảy máu, …).
D/ Phẫu thuật nôi soi mũi xoang: khi các lỗ thông bị tắc hoàn toàn, hay nấm trong xoang … Qua nôi soi, bác sĩ mở rộng lỗ thông xoang, cho dịch thoát ra dễ dàng.
TỰ CHĂM SÓC MŨI XOANG
Việc tự chăm sóc mũi xoang rất cần thiết và quan trọng đối với sức khỏe của hô hấp trên. Sau đây giới thiêu một số cách chăm sóc mũi khi bị viêm xoang:
1/ – Xông mũi xoang bằng hơi nước nóng (nồi lá xông, hay ly nước sôi cho chút tinh dầu, như cha ông xa xưa đã làm). Dưới tác dụng của hơi nước nóng có tinh dầu, mau chóng làm đờm bị loãng, niêm mạc bị khích thích cũng tăng tiết dịch, kết quả đờm bị loãng nhanh, dễ dàng thoát đi, niêm mạc mũi xoang bớt phù nề; sau xông bn dễ chịu, mũi thông thoáng, đờm dễ xì, dễ khạc, hiệu quả rất tốt; Nếu do nhiễm vi rus hay nhiễm trùng nhẹ, bệnh viêm mũi xoang có thể tự khỏi sau 3-5 ngày, mà ko cần dùng kháng sinh.
2/ – Rửa mũi bằng cách bơm nước muối sinh lý vào mũi. Tư thế: hơi cúi đầu ra trước, bơm nước muối sinh lý vào mũi từng bên (lưu ý: bơm với cường đội vừa phải, ko nên nghiêng đầu sang bên, nhằm tránh nước vào ống tai vòi gây ù, đau tai hay viêm tai giữa). Nếu nhày mũi đăc, quánh nên bơm nhiều lần (mỗi 5-7 phút bơm 1 lần), nước muối thấm dần làm cho chất nhầy lỏng ra, sau đó sì mũi nhẹ từng bên. Nếu nhày mũi đặc vàng, lợn cợn… kéo dài khoảng từ trên 1 tuần, nên đến bác sĩ tai mũi họng khám, hút dịch, uống thuốc kháng sinh, sau đó tiếp tục tự rửa mũi tại nhà.
– Nếu sống trong môi trường khói, bụi, đông người…. rửa mũi bằng nước muối sinh lý nên thực hiện ngay cả khi ko có triệu chứng viêm xoang, nhằm chủ động làm sạch niêm mạc mũi xoang.