1. Răng sữa mọc lệch là như thế nào?
Răng sữa (hay răng nguyên thủy) là những chiếc răng đầu đời của trẻ. Ngoài giúp trẻ có được trải nghiệm ăn nhai, phát âm, răng sữa còn hỗ trợ răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và phát triển khỏe mạnh. Thông thường, răng sữa mọc khi trẻ được 6 tháng và hoàn tất 20 chiếc răng sữa trước 3 tuổi. Trong giai đoạn 6 – 11 tuổi, răng sữa của trẻ có hiện tượng rụng và thay bằng các răng vĩnh viễn, quá trình này sẽ hoàn thành vào năm 13 – 14 tuổi.
Khi răng sữa của trẻ mọc lệch, ba mẹ có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu như:
- Răng sữa của trẻ nhú lên bị xoay lệch, răng sữa mọc xéo, không khớp với cung hàm.
- Gương mặt trẻ bị lệch, không cân đối, xương hàm trên và xương hàm dưới phát triển không cân xứng hay phát triển quá mạnh.
- Cạnh nghiêng một phía gương mặt đưa ra trước hoặc phía sau quá nhiều.
- Răng mọc chen chúc, tạo nên khe hở giữa các răng.
2. Nguyên nhân trẻ mọc răng sữa bị lệch
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến răng sữa của trẻ bị mọc lệch:
2.1 Cấu trúc xương hàm lệch
Tình trạng răng sữa của trẻ mọc lệch có thể do cấu trúc xương bị lệch, khớp cắn của hàm trên và hàm dưới không trùng nhau. Điều này sẽ khiến răng sữa mọc hô hoặc móm tùy theo tình trạng lệch của hàm.
2.2 Do trẻ có thói quen xấu
Trẻ thường có các thói quen như ngậm ti giả, mút ngón tay, đẩy lưỡi khi nói và nuốt, cắn móng tay, cắn bút hay đồ cứng, nghiến răng khi ngủ, thở bằng miệng, ăn nhai một bên hàm,… Những thói quen này có thể khiến răng sữa của trẻ mọc lệch, không thẳng hàng.
2.3 Nằm sấp thời gian dài
Nằm sấp là một tư thế ngủ mà nhiều trẻ nhỏ ưa thích. Tuy nhiên, khi nằm theo cách này cơ thể sẽ tạo một áp lực lên miệng và má. Nếu duy trì tư thế nằm sấp trong thời gian dài sẽ khiến răng sữa của trẻ mọc lệch.
2.4 Các răng sữa rụng sớm
Khi răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế vào vị trí trống. Tuy nhiên, do răng vĩnh viễn có bề rộng lớn hơn nên có thể dẫn đến tình trạng mọc chen chúc, đẩy các răng sữa khác mộc lệch hướng.
2.5 Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng răng sữa mọc lệch ở trẻ xuất phát từ một số lý do sau:
- Chấn thương vùng mặt: Các chấn thương, va đập mạnh có thể làm ảnh hưởng xương hàm của trẻ, khiến răng sữa mọc lệch. Bên cạnh đó, khi sinh nếu mẹ bị khó sinh sẽ phải sử dụng kềm forcep ở phần đầu có thể gây tổn thương khớp thái dương hàm dẫn đến răng sữa bị lệch.
- Yếu tố di truyền: Thể trạng của trẻ được di truyền nhiều từ ba mẹ. Do đó, nếu phụ huynh bị móm, răng mọc không đều, xương hàm kém phát triển,… có thể sẽ di truyền cho con, từ đó khiến răng sữa của trẻ mọc lệch.
3. Răng sữa mọc lệch có sao không? Có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn?
Răng sữa bị mọc lệch có thể chưa ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn nếu hàm răng của trẻ chưa mọc đầy đủ. Sau một thời gian khi các răng khác mọc lên, thường thì răng sữa sẽ tự cân chỉnh để đẩy các răng lệch về đúng vị trí hơn.
Tuy nhiên, răng sữa mọc lệch tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu, ảnh hưởng đến ăn nhai và sức khỏe tổng thể của trẻ. Một số trường hợp trẻ gặp chấn thương ở miệng hoặc có vấn đề về răng miệng mà không được xử lý kịp thời như sâu răng, viêm nướu… khiến răng sữa bị rụng sớm trước thời điểm thay răng vĩnh viễn thì nhiều nguy cơ các răng sau đó có thể mọc lệch ra khỏi nướu.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đi thăm khám trong trường hợp các răng sữa bị mọc lệch lạc như:
- Cắn ngược: Đây là tình trạng hàm dưới nằm ngoài hàm trên. Khi trẻ cười chỉ lộ răng hàm dưới mà không hề thấy hàm trên, cằm đưa ra ngoài nhiều hơn. Điều này sẽ khiến xương hàm phát triển sai, dẫn đến sai khớp cắn ở răng vĩnh viễn.
- Cắn sâu: Đây là hiện tượng răng hàm dưới có thể bị lọt thỏm hoặc khuất sau răng hàm trên. Cắn sâu làm cản trở răng sữa hàm dưới phát triển, từ đó gây ra tình trạng sai khớp cắn ở răng viễn.
Tuy tình trạng răng sữa mọc lệch không quá nghiêm trọng, nhưng ba mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt, ngay khi có dấu hiệu răng sữa mọc lệch, để được chẩn đoán và chỉ định phương án can thiệp phù hợp.
4. Cách phòng ngừa tình trạng trẻ mọc răng bị lệch
Để hạn chế tình trạng mọc lệch răng tiếp tục xảy ra ở răng vĩnh viễn, ba mẹ có thể áp dụng các cách phòng tránh dưới đây:
4.1 Điều chỉnh các thói quen xấu
Những thói quen xấu như mút ngón tay, chống cằm, nằm sấp,… đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Vậy nên, ba mẹ hãy xác định thói quen xấu của trẻ và tiến hành giải thích, khuyên nhủ đồng thời hỗ trợ cho con bỏ dần thói quen không tốt đó.
4.2 Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách
Khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, phụ huynh nên hướng dẫn bé cách đánh răng đúng từ trong ra ngoài, thời gian chải ít nhất 2 phút với tần suất 2 lần/ngày. Đồng thời, chọn kem đánh răng có công thức không đường, chứa Xylitol và Active Fluoride để hạn chế sâu răng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên chú ý thay bàn chải của trẻ mỗi 2 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải thô cứng.
4.3 Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường
Nhằm ngăn ngừa vi khuẩn phát triển khiến răng sữa rụng sớm, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều đường (bánh ngọt, kẹo, nước có gas,…). Bên cạnh đó, ba mẹ nên bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như sữa chua, nước lọc, rau xanh, trái cây vào thực đơn của trẻ. Nhờ đó, sức khỏe răng miệng trẻ được nâng cao, hạn chế rụng răng sữa sớm từ đó phòng tránh hiệu quả việc răng sữa mọc lệch.
4.4 Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần
Khi trẻ bắt đầu lên 3 tuổi, ba mẹ nên cho trẻ thăm khám nha khoa lần đầu tiên và duy trì 6 tháng/lần. Đặc biệt, đến khi trẻ 6 – 7 tuổi là thời điểm tốt nhất để tầm soát chỉnh nha nhằm phát hiện và can thiệp nắn chỉnh kịp thời bằng việc niềng răng chỉnh sai lệch ngay từ sớm. Theo đó, phụ huynh nên chọn cơ sở nha khoa uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm.
>> Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ nha khoa trẻ em và niềng răng trẻ em, mời phụ huynh vui lòng liên hệ Hotline 028 7109 1559 hoặc đặt lịch khám với Nha khoa Lovely nhé!